Sử dụng hệ thống phanh ô tô khi giảm tốc độ có kiểm soát
Trên xe số tự động, người lái chỉ cần đạp phanh với lực phù hợp để hãm tốc. Còn trên xe dùng số sàn, bên cạnh việc đạp phanh với lực tăng dần cần kết hợp trả số phù hợp với tốc độ của xe.
Với tình huống cần giảm tốc đột ngột
Công nghệ chống bó cứng phanh ABS đã trở thành tiêu chuẩn an toàn tối thiểu trên ô tô hiện nay vì vậy mà tính năng an toàn và ổn định chuyển động khi phanh không còn nỗi lo cho tài xế khi cần phải phanh gấp. Khi gặp tình huống nguy hiểm này, người lái chỉ cần đạp phanh nhanh nhất có thể để giảm tốc độ xe đến ngưỡng an toàn.
Khi sử dụng xe có hộp số cơ khí, người điều khiển xe không nên vừa đạp phanh vừa đạp ly hợp (để tránh cho xe chết máy) khi giảm tốc. Vì khi đạp ly hợp, phanh động cơ (sức ghì từ động cơ) sẽ không còn tác dụng, xe sẽ bị trôi và làm tăng quãng đường phanh.
Thời điểm tối ưu người lái nên đạp ly hợp là ngay trước khi xe dừng hẳn, như vậy vẫn đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất mà xe không tắt máy. Nếu tình huống quá nguy hiểm, ưu tiên hàng đầu vẫn là giảm tốc độ xe nhanh nhất có thể, việc xe tắt máy hay không chỉ còn là điều kiện thứ yếu.
Trên thực tế, để tránh xảy ra các va chạm liên hoàn thì cẩn phải tránh tới mức tối đa có thể những trường hợp giảm tốc đột ngột này.
Sử dụng hệ thống phanh ô tô trong các trường hợp dừng xe chờ đèn tín hiệu, hoặc do tắc đường
Đây là tình huống vận hành gây nhiều tranh cãi nhất, có nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc nên sử dụng hộp số hay sử dụng phanh. Đối với xe số sàn, các cơ bản nhất là về số 0 (về N) kết hợp đạp phanh. Nếu dừng đèn đỏ quá lâu có thể kéo phanh tay và bỏ chân khỏi phanh.
Còn đối với các xe số tự động, người lái có đến 3 lựa chọn khi dừng đèn đỏ là để D kết giữ phanh, về N kết hợp giữ phanh hoặc về P và không cần dùng phanh. Cả ba cách này đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng.
Trường hợp 1: Số D – Drive (số tiến)
Trong trường hợp này, người lái chỉ cần giữ phanh khi dừng đèn đỏ, đến khi đèn xanh chỉ việc nhả phanh cho xe tự di chuyển. Bên cạnh đó, khi có tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như xe phía sau mất phanh lao tới thì người lái có thể nhanh chóng nhả phanh rồi chạy đi hoặc chuyển làn để hạn chế thiệt hại. Phương án này có lẽ là được nhiều người lái sử dụng nhất bởi nó cực kỳ tự nhiên và thuận tiện.
Điểm hạn chế lớn nhất của phương án này, người lái phải sử dụng chân liên tục trong suốt quá trình chờ đèn đỏ, đồng thời cũng cần duy trình sự tập trung để xe không bị trôi rồi đâm vào xe khác. Phương pháp này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các chi tiết cơ khí bên trong hộp số. Một nhược điểm khác cũng cần chú ý trong phương án này là xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với số N hay P một chút do các xe số tự động được lập trình để động cơ chạy không tải với số N hoặc P ở vòng tua thấp hơn so với D.
Trường hợp 2: Số N – Neutral (số 0)
Phương án chuyển tay số về số N thường được nhiều chủ xe duy trì từ lúc còn lái xe số sàn đến khi chuyển qua xe số tự động. Bên cạnh ưu điểm tiết kiệm chút nhiên liệu như đã đề cập, những khi dừng đèn đỏ lâu thì số N là lựa chọn có phần thích hợp hơn số D.
Với các địa hình không bằng phẳng hoạc có độ nghiêng ngang lớn thì người lái vẫn phải giữ bàn đạp phanh hoặc kéo phanh tay để xe không bị trôi, như vậy cũng không thuận tiện hơn số D là bao. Bên cạnh đó, khi có tình huống khẩn cấp, người lái cũng sẽ mất thêm một khoảng thời gian thao tác để sang số trước khi có thể đưa xe tránh khỏi khu vực nguy hiểm
Trường hợp 3: Số P (Park – đỗ xe)
Một phương án khác cũng được rất nhiều người lựa chọn là sử dụng số P khi dừng đèn đỏ. Cũng giống như N, số P sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, người lái có thể thư giãn chân hoàn toàn khi không cần phải giữ phanh dù xe đang ở điều kiện mặt đường nào. Phương án này tồn tại nhược điểm lớn khi thao tác về P từ D phải qua đến 2 cấp số nữa (từ D qua N và R mới đến P), về lâu về dài có thể gây những hao mòn nhất định cho có cấu sang số
Ngoài ra, khi sử dụng tay số P thì chi tiết chốt đỗ (hay còn được gọi là bánh răng con cóc) giúp giữ xe đứng yên ở số P phải làm việc liên tục, từ đó gây nên sự hao mòn và giảm độ bền của chi tiết này. Cuối cùng, thời gian thao tác khi điều khiển phương tiện trong trường hợp này cũng lâu hơn, gây trở ngại cho dòng chảy phương tiện trên đường.
#hệ thống phanh ô tô;
# bảo dưỡng hệ thống phanh;
#sửa chữa hệ thống phanh ô tô;